Khi nhìn tổng quan về thị trường kiến trúc tại Việt Nam, chúng ta có thể nhận ra các thiết kế kiến trúc tân cổ điển đang chiếm một số lượng không hề nhỏ. Được du nhập từ rất lâu, tưởng chừng phong cách này sẽ dần giảm nhiệt theo thời gian. Tuy nhiên theo một cách nào đó, phong cách kiến trúc này lại ngày càng làm mưa làm gió và được ưa chuộng trên khắp mọi miền đất nước.
Kiến trúc tân cổ điển có nguồn gốc như thế nào? Vì sao phong cách này không giảm nhiệt mà ngược lại được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam? Chúng có còn phù hợp ở thời đại mới hay không?
Hãy cùng Bosshome giải đáp những thắc mắc qua bài viết sau đây.
1. Nguồn gốc của những thiết kế kiến trúc tân cổ điển
Để có chữ “Tân” trong Tân cổ điển, phong cách này có nền móng bao hàm bởi 2 nền kiến trúc cổ điển lâu đời bậc nhất của thế giới: kiến trúc La Mã và Hy Lạp cổ đại. Cả 2 nền kiến trúc này đều chú trọng vào tính cân bằng, đối xứng với kết cấu là những thức cột và pediment (hay trán tường – phần hồi nhà có các bảng chạm khắc trang trí) mang đầy tính nghệ thuật.
Trong tiếng Anh, các thiết kế kiến trúc tân cổ điển là Neoclassical Architecture – Có thể hiểu là sự hồi sinh và cách tân của kiến trúc cổ điển. Bắt nguồn từ giữa thế kỷ XVIII, sự hồi sinh được giải thích là do công cuộc khảo cổ học, nghiên cứu và khám phá những kiến trúc cổ, đồng thời được thúc đẩy nhiều hơn bởi các cuộc khai quật tại Ý, Hy Lạp, Pompeii…
Ở giai đoạn đầu, kiến trúc tân cổ điển chủ yếu là sự kết hợp giữa kiến trúc Hy Lạp cổ đại và phong cách của Andrea Palladio – một kiến trúc sư người Ý, đồng thời dựa theo một số nguyên tắc kiến trúc của Vitruvius. Vì thế, các thiết kế theo phong cách này vẫn tuân thủ tối đa sự hài hòa, cân xứng, ưu tiên các hệ thức cột.
Cho đến những năm đầu thế kỷ XX, kiến trúc Tân cổ điển bước sang một giai đoạn mới, được gọi là Classical Revival (Hồi sinh cổ điển). Đặc trưng của kiến trúc vào thời điểm này chính là tinh giảm tối đa các yếu tố quá cổ điển, khô cứng, nghiêm trọng, đồng thời các phần nặng về trang trí cũng được lược bớt.
Kiến trúc tân cổ điển được xem là sự kế thừa những tinh hoa đỉnh cao của kiến trúc cổ điển, nhưng được cách tân để phù hợp hơn với thời đại mới. Sự sáng tạo vô hạn trong những công trình tân cổ điển mang đến vẻ đẹp đẳng cấp, bề thế, quyền quý nhưng không quá khô cứng mà vẫn giữ được nét phóng khoáng, tươi trẻ và hợp thời.
Chủ nghĩa Tân cổ điển bắt đầu ở Pháp, sau đó dần lan rộng ra khắp các quốc gia trên thế giới. Rất nhiều công trình kiến trúc như cung điện, trường họp, trụ sở, bảo tàng… cho đến những căn biệt thự, nhà phố cũng được xây dựng theo phong cách này một cách rộng rãi. Trong đó phải kể đến Nga. Nếu có dịp đến thành phố St. Petersburg bạn sẽ chiêm ngưỡng một bộ sưu tập các kiến trúc tân cổ điển vô cùng hoành tráng.
2. Vì sao thiết kế kiến trúc tân cổ điển phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam
Nhìn lại về lịch sử Việt Nam, chúng ta đã từng bị Pháp đô hộ trong gần 1 thế kỷ. Lúc bấy giờ, kiến trúc tân cổ điển đang rất thịnh hành ở Pháp, do đó chúng cũng du nhập vào Việt Nam một cách nhanh chóng. Dù vậy, do điều kiện về văn hóa, khí hậu và vật liệu xây dựng của người Việt nên các thiết kế tân cổ điển đã có những thay đổi phù hợp. Cho đến khi đất nước được giải phóng, các du học sinh và nghiên cứu sinh sau khi trở về từ Nga, Hoa Kỳ, châu Âu… đã phổ biến phong cách tân cổ điển trong thời đại mới.
Những tưởng sự ra đời của nhiều phong cách kiến trúc cũng như vật liệu xây dựng hiện đại sẽ khiến các thiết kế kiến trúc tân cổ điển dần giảm nhiệt. Tuy nhiên khi nghiên cứu về kiến trúc Việt Nam, bạn sẽ phải giật mình vì sự phát triển và phổ biến của phong cách này.
Tại mỗi khu dân cư ở Việt Nam đều có bóng dáng của những căn biệt thự, chung cư hoặc mẫu nhà tân cổ điển. Thậm chí những khu đô thị hiện đại như Royal City hay The Garden cũng chạy theo phong cách này. Rất nhiều gia chủ cho rằng phải là nhà tân cổ điển mới đẳng cấp, mới sang, mới chất. Khi xu hướng ngày càng phát triển thì các thiết kế tân cổ điển cũng trở nên phổ biến.
Theo khách hàng, sở dĩ họ yêu thích các kiến trúc mang phong cách tân cổ điển chính là vẻ đẹp quá đẳng cấp. Các đường nét “vượt thời gian” kết hợp giữa sự bề thế, quyền quý cùng sự tinh tế, cân đối đã mang đến một khối kiến trúc mang đầy tính nghệ thuật. Nó đã trường tồn với thời gian, đồng nghĩa nó không thể lỗi thời nữa.
3. Thiết kế kiến trúc tân cổ điển có còn phù hợp ở thời đại mới?
Công nghệ đã mang đến cho thế giới rất nhiều những mẫu kiến trúc mới hiện đại hơn, tiện nghi hơn. Xu hướng “nhà ở thông minh” với các thiết bị cảm ứng tự động, quản lý từ xa đang dần được ưa chuộng trên thế giới. Câu hỏi được đặt ra là liệu các thiết kế kiến trúc tân cổ điển đi lùi với sự tiến bộ của nền kiến trúc có còn phù hợp ở thời đại mới?
Trên thực tế, mỗi phong cách kiến trúc đều mang vẻ đẹp cũng như những ưu nhược điểm riêng. Mỗi gia chủ hay chủ đầu tư đều có những cá tính, sở thích riêng biệt.
Nếu bạn là người yêu thích những công trình, nhà ở sang trọng, bề thế, dung hòa tinh hoa giữa phong cách kiến trúc hiện đại và cổ điển thì phong cách tân cổ điển sẽ là lựa chọn rất phù hợp. Chính vẻ đẹp “lai Tây” đã giúp các công trình tân cổ điển làm mưa làm gió trên thị trường, trở thành lựa chọn được các gia chủ thượng lưu săn đón; là loại hình bất động sản cao cấp bậc nhất hiện nay tại Việt Nam và thế giới.
Từ đó có thể khẳng định, các công trình, nhà ở mang phong cách tân cổ điển không lỗi thời, thậm chí còn rất phù hợp ở thời đại mới. Tuy nhiên cần quan tâm đến vấn đề biến tướng của phong cách tân cổ điển tại Việt Nam, đa phần thiết kế chưa tới hoặc quá phô trương. Các chi tiết hoa văn, phào chỉ sai tỷ lệ có thể làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của loại hình kiến trúc này.
Xem thêm: VIDEO SIÊU BIỆT THỰ 4 Tầng Phong Cách Tân Cổ Điển Tại Hà Nội
4. Ấn tượng với 5+ mẫu thiết kế kiến trúc tân cổ điển xa hoa, đẳng cấp
Hãy cùng Bosshome điểm qua top 5+ mẫu biệt thự kiến trúc tân cổ điển xa hoa, đẳng cấp đang được ưa chuộng trên thị trường.
Đặc trưng của phong cách kiến trúc tân cổ điển tại Bosshome
Tính đặc sắc của phong cách kiến trúc tân cổ điển tại Bosshome, một công ty thiết kế và thi công kiến trúc nội thất, đang thu hút sự chú ý từ cộng đồng yêu thẩm mỹ và kiến trúc sư trên khắp thế giới. Với vị thế đắc địa ở trung tâm thành phố, Bosshome không chỉ là biểu tượng của sự thịnh vượng mà còn là điểm đến của những người yêu thích nghệ thuật kiến trúc và thiết kế nội thất.
Phong cách kiến trúc tân cổ điển tại Bosshome không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa các yếu tố cổ điển và hiện đại, mà còn là sự tinh tế trong việc kết hợp các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá và sắt thép, tạo nên một không gian sống độc đáo và đẳng cấp. Sự kỳ công trong việc thiết kế nội thất và trang trí không chỉ tôn vinh vẻ đẹp của các vật liệu tự nhiên mà còn tạo nên sự sang trọng và tiện nghi cho không gian sống.
Một trong những điểm đáng chú ý nhất của kiến trúc tân cổ điển tại Bosshome là cách sử dụng ánh sáng và không gian. Các cửa sổ lớn và cửa kính được thiết kế mở ra không gian, tạo điều kiện cho ánh sáng tự nhiên thấm vào từng góc của ngôi nhà, tạo nên cảm giác thoải mái và gần gũi với thiên nhiên xung quanh. Ngoài ra, việc sử dụng đèn trang trí và hệ thống chiếu sáng thông minh cũng giúp tăng cường không gian và tạo điểm nhấn cho kiến trúc tân cổ điển tại Bosshome.
Bên cạnh đó, Bosshome cũng tự hào về việc áp dụng các phương pháp xây dựng xanh và sử dụng các vật liệu có nguồn gốc bền vững trong quá trình thiết kế và thi công kiến trúc nội thất. Những nỗ lực này không chỉ làm cho ngôi nhà trở nên tiện nghi và thân thiện với môi trường mà còn tạo ra một lối sống bền vững và có trách nhiệm.
Bosshome không chỉ là một minh chứng cho sự phát triển và đa dạng của ngành kiến trúc và thiết kế nội thất trong thế kỷ 21 mà còn là nguồn cảm hứng và sự sáng tạo cho các dự án kiến trúc và thiết kế nội thất trong tương lai. Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại tại Bosshome không chỉ tạo nên một không gian sống độc đáo mà còn mang lại giá trị sâu sắc cho cộng đồng và môi trường xã hội.
Bạn yêu thích kiến trúc tân cổ điển và đang tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công các mẫu biệt thự, dinh thự, lâu đài uy tín tại Việt Nam. Vui lòng liên hệ với Bosshome ngay hôm nay qua số Hotline 092 123 3456 để được tư vấn chi tiết.