Chất liệu nội thất phong cách Indochine có gì đặc biệt?

5/5 - (1 bình chọn)

Nhắc đến phong cách nội thất Indochinephong cách indochine ngoại thất là nhắc đến những hoài niệm xưa cũ, những ký ức nhớ thương thời Pháp thuộc. Nét gần gũi, yên ả đó được gửi gắm trong từng họa tiết, từng món đồ nội thất ý nghĩa. Trong đó, chất liệu nội thất phong cách Indochine luôn tạo được ấn tượng riêng biệt, độc đáo mà không phong cách nào có được. Cùng Bosshome tìm hiểu cụ thể hơn về những điều đặc biệt đó ngay dưới đây. 

1. Indochine – giao thoa bản sắc Đông Dương

Phong cách Indochine hay còn được gọi với cái tên là phong cách Đông Dương, có nguồn gốc từ thời Pháp thuộc. Trong đó, Đông Dương vốn chỉ 6 quốc gia là: Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và một phần Malaysia nằm trên bán đảo Đông Nam châu Á. 

Phong cách thiết kế nội thất Indochine được đông đảo người dân Đông Dương nói chung và người Việt Nam nói riêng hết lòng ưa chuộng bởi sự kết hợp hài hòa giữa vẻ lãng mạn, thơ mộng của kiến trúc Pháp cổ và bản sắc dân tộc Á Đông đậm đà. Tất cả đã tạo nên “bản giao hưởng” kiến trúc hoàn hảo, trầm ấm và vô cùng trang nhã, lịch thiệp.

Sự giao thoa của hai nền văn hóa mang tới một đặc trưng riêng cho không gian nội thất indochine. Ở đó chúng ta tìm thấy vẻ đẹp hoa mỹ của pháp, thấy vẻ dung dị thanh tao của Á Đông. Và thấy các câu chuyện văn hóa lịch sử được tái hiện rõ nét qua những điểm nhấn trang trí của không gian nội thất.

Không có phong cách nào, mà có thể tùy biến và viết lên nhiều câu chuyện lịch sử văn hóa giá trị như phong cách này. Đó cũng là lý do mà phong cách indochine được yêu thích mãi cho đến bây giờ. Có thể ra đời sau những phong cách khác, nhưng nó mang trong mình những giá trị đặc trưng riêng.

Ngày nay indochine xuất hiện nhiều hơn trong cuộc sống của người Việt. Các chủ đầu tư muốn kiến tạo một không gian riêng kể câu chuyện riêng của mình về quá khứ, về lịch sử, về văn hóa. Mỗi một chủ đầu tư sẽ có một lối kể chuyện riêng, những chất liệu dân gian cũng vì thế được đưa vào nhiều hơn để indochine đẹp theo một cách đặc sắc nhất.

2. Kiến trúc Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc từ phong cách Indochine

Sau hơn một thế kỷ tồn tại và phát triển, phong cách Indochine vẫn giữ được nguyên ngôi vị trong làng kiến trúc và càng ngày càng thăng hạng giá trị trong lòng người hâm mộ nội thất. 

Minh chứng rõ rệt nhất cho sức hút trường tồn đó là hàng loạt các công trình kiến trúc trải dài khắp ba miền đất nước, thậm chí nhiều công trình đã trở thành biểu tượng của những thành phố lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh: nhà hát Lớn Hà Nội, Dinh Độc Lập, Bộ Ngoại giao, Nhà thờ Đức Bà…

Không chỉ dừng lại ở đó, phong cách Indochine còn chiếm được nhiều cảm tình trên thị trường nhà ở, khách sạn, khu du lịch nghỉ dưỡng tại hầu hết các tình thành trên cả nước. Tiêu biểu nhất có thể kể đến Khu căn hộ hạng sang Cityland Park Hills, Coba Homestay, Hanoi Metropole, Khách sạn Park Hyatt Saigon, Saigon Continental,…

Ngoài ra, nếu bạn có dịp dạo chơi trên các con phố Hà Nội, Sài Gòn, Hội An, Đà Nẵng,… sẽ bắt gặp không ít những ngôi nhà, quán xá được thiết kế bằng lối kiến trúc cổ điển, lãng mạn đan xen bằng những món đồ nội thất xưa cũ hay phù điêu, tượng tròn, tranh sơn dầu cổ kính. Đó là dấu hiệu nhận biết bạn đang được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một Paris thơ mộng, hiện đại cùng Việt Nam thương nhớ, hoài niệm. 

Nếu đủ tinh tế để cảm nhận, bạn sẽ thấy rằng, họa tiết truyền thống Việt Nam được đưa vào kiến trúc Pháp bằng phương pháp cách điệu tỉ mỉ và tính thẩm mỹ cao. 

3. Điểm đặc biệt về chất liệu nội thất phong cách Indochine

Một trong những yếu tố quan trọng, quyết định “tuổi thọ” vĩnh cửu của phong cách nội thất Indochine là chất liệu nội thất. Chúng ta tìm thấy ở đây những vật liệu dân dã nhưng độ bền vượt thời gian: Gỗ tự nhiên, cói, mây, tre, lứa, hay thậm chí tranh vải, tranh sơn dầu, tranh dân gian truyền thống. Những chất liệu dân gian này chính là hồn cốt của indochine. Giúp các chủ đầu tư kể một câu chuyện rất riêng trong không gian sống của mình.

3.1- Chất liệu truyền thống

Nội thất phong cách Indochine chú trọng sử dụng chất liệu chính từ gỗ tự nhiên, mây tre đan truyền thống. Những chất liệu này tuy mộc mạc, giản dị nhưng lại có giá trị lịch sử vững bền, được người dân Việt Nam vô cùng trân quý.

Đặc biệt, những chất liệu như gạch nung, gạch hoa, gạch bông… được khéo léo bổ sung trong nhiều bộ phận như tường, sàn, ghế đá, sân vườn,… Đó không chỉ là chất liệu nội thất thông thường mà còn tượng trưng cho thời kỳ Bao cấp sau 1975 tại Việt Nam. Một thời kỳ gian khó cùng tem phiếu nhưng ý nghĩa nhất lịch sử nước nhà.

Trong đó, tất thảy mọi món đồ nội thất, quy cách bài trí, hướng đón khí trời, đón gió tự nhiên… đều phù hợp với phong cách sống, tập quán sinh hoạt và quan điểm tín ngưỡng của người Việt. 

Có thể nói, chính chiều sâu cổ kính của văn hóa bản địa cùng lối kiến trúc lộng lẫy Viễn Đông đã đem đến những kiệt tác kiến trúc ấn tượng, độc đáo và sức hút mãnh liệt vượt thời gian.

3.2- Đề cao yếu tố bản địa

Đây là yếu tố quyết định vị trí của Indochine trong lòng người Việt. Bởi lẽ, người Việt Nam mang trong mình dòng máu anh hùng, không chịu khuất phục trước bất cứ thế lực nào, chiến đấu hết mình để bảo vệ độc lập, giữ vững nét đẹp văn hóa và bản sắc dân tộc. 

Trong khi đó, Indochine “nắm giữ” được hồn cốt dân tộc, gói ghém tỉ mỉ trong từng đường nét kiến trúc, họa tiết nên việc phong cách kiến trúc này tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử, không hề phai nhòa sau nhiều biến cố lịch sử. Chính vì vậy, việc phong cách thiết kế Indochine được người Việt Nam hết lòng ưa chuộng cũng là điều dễ hiểu.

Đến với các công trình mang phong cách Indochine, ta dễ dàng bắt gặp những chất liệu nội thất truyền thống, phác họa lên những món đồ tinh tế, trang nhã như tượng Phật, Kỷ hà, hoa lá xanh mát,… gợi lên tâm tình nhớ thương, hoài niệm về một thời xa xưa yên bình, xúc động.

Gia chủ phải tinh tế lắm, hoài cổ lắm và trân trọng hết mực những giá trị văn hóa lâu đời dân tộc mới có thể quyết định lựa chọn phong cách mang nhiều hoài niệm này. Hơn tất cả, chính họ là những người hiểu rõ nhất về ý nghĩa của công trình đó:

  • Tre giúp Thánh Gióng giành lại độc lập dân tộc
  • Gỗ giúp Ngô Quyền đóng cọc trên sông Bạch Đằng
  • Tượng Phật thể hiện quan điểm tôn giáo của dân tộc Việt Nam từ ngàn đời xưa

3.3- Thấm đượm tinh thần văn hóa dân tộc

Tại Việt Nam, phong cách Indochine mang đến cho không gian vẻ đẹp đẹp lãng mạn, trang nhã đậm chất kinh đô thời trang Paris đồng thời đi sâu vào thể hiện nét đẹp truyền thống cùng tinh thần văn hóa Phật giáo, Nho giáo lâu đời. 

Bằng chất liệu nội thất mộc mạc, bình dị như gỗ, tre, nứa, mây,… phong cách Indochine khéo léo khắc họa những biểu tượng văn hóa giàu ý nghĩa như hoa sen, tượng Phật, tranh sơn dầu,… Những món đồ nội thất, họa tiết đó không phải là những vật vô tri vô giác mà chứa đựng nền văn hóa, thể hiện ước nguyện, quan điểm tôn giáo, quan điểm tâm linh của người Á Đông.

Như đã nói ở trên khi kiến trúc kết hợp với giá trị văn hóa nó sẽ mang tới hiệu ứng đầy cảm xúc. Có thể nói indochine là một phong cách gần gũi và thân thuộc để chúng ta kể về câu chuyện thuần việt. Để không gian sống là một trải nghiệm của cảm xúc, niềm tin và hơn hết thể hiện được hồn quê cốt cách dân tộc Việt.

Tựu chung lại, nhờ vào chất liệu truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc, phong cách thiết kế Indochine đã tạo nên lối kiến trúc độc đáo, ấn tượng và có sức sống mãnh liệt tại mọi thời kỳ lịch sử. Sẽ hoàn hảo hơn nếu bạn lựa chọn được một đơn vị thiết kế am hiểu sâu sắc phong cách này và có khả năng thổi hồn vào không gian một cách tinh tế nhất, khéo léo nhất.

Nếu quý khách yêu thích phong cách này, vui lòng liên hệ với Bosshome để được tư vấn chi tiết và nhiệt tình nhất. 

  • Hotline: 092.123.3456
  • Email: bosshome.vn@gmail.com

Tham khảo thêm nét đẹp tinh tế của indochine khi ứng dụng vào quán Cafe:

>> Xem thêm: Thiết kế nội thất chung cư đơn giản

Bài viết liên quan