Phòng sinh hoạt chung dần trở thành một khái niệm không còn xa lạ đối với người Việt ta. Khi mà mọi người đều dùng phòng khách để tiếp đón khách đến thì phòng sinh hoạt chung được ra đời để trở thành nơi cho gia đình sum họp và thư giãn cùng nhau để gắn kết tình cảm. Hãy cùng Bosshome tìm hiểu một số cách tạo điểm nhấn và thiết kế phòng sinh hoạt chung sau đây.
1. Thế nào là phòng sinh hoạt chung
Phòng sinh hoạt chung đẹp còn được xem như là phòng khách thứ 2 trong ngôi nhà. Nó có thể là một phòng riêng hoặc phòng mở với mục đích trở thành nơi cho các thành viên quây quần chung với nhau để giải trí hoặc tiếp khách. Tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích của gia chủ mà có thể bố trí và thiết kế phòng sinh hoạt chung thành phòng đọc sách, phòng hát hay phòng vui chơi cho trẻ.
Phòng sinh hoạt chung hoàn toàn khác với phòng khách. Phòng khách là nơi bạn tiếp đón khách đến nên chú trọng không gian phải sang trọng và lịch sự. Còn phòng sinh hoạt chung chủ yếu là nơi của các thành viên trong gia đình nên không gian sẽ ấm áp và gần gũi hơn. Thế nên phần lớn các gia đình hiện nay đều sẽ tách phòng sinh hoạt với phòng khách ra. Tuy nhiên còn phụ thuộc vào diện tích ngôi nhà mà bạn cũng có thể gộp 2 phòng lại để tiết kiệm không gian.
=> ĐỪNG BỎ LỠ !! MẪU PHÒNG SINH HOẠT CHUNG TẠI BIỆT THỰ CAO CẤP NGAY TẠI ĐÂY: https://bosshome.vn/loai-hinh-noi-that/biet-thu/
2. Lưu ý khi thiết kế phòng sinh hoạt chung trong biệt thự
2.1 Vị trí đặt phòng
Nếu diện tích ngôi nhà bạn rộng rãi như biệt thự, dinh thự thì phần lớn phòng sinh hoạt chung hiện đại sẽ được làm thành một không gian riêng biệt. Nhưng với không gian như chung cư, căn hộ thì bạn hoàn toàn có thể kết hợp phòng sinh hoạt chung thành phòng khách, phòng giải trí. Còn đối với những nhà phố, nhà ống rộng thì phòng sinh hoạt chung sẽ được đặt ở tầng lửng hoặc ngay cầu thang.
Với các căn biệt thự, phòng sinh hoạt chung sẽ ở tầng cao nhất ngôi nhà, vị trí này tạo không gian riêng biệt và thoải mái nhất cho mọi người quây quần.
2.2 Lựa chọn màu sắc, ánh sáng
Thiết kế phòng sinh hoạt chung cần đáp ứng được yếu tố thoải mái lên hàng đầu, vậy nên cần phải lựa chọn màu sắc sao cho nhã nhặn và hài hòa với nguồn ánh sáng. Màu sắc nên được ưu tiên như vàng nhạt, màu trắng,… Ngoài ra điểm tạo thêm chút điểm nhấn thì bạn có thể tham khảo giấy dán tường 3D, ốp gạch hay ốp gỗ,…
Gia chủ có thể thiết kế phòng có một cửa sổ hay cửa chính với góc nhìn ra ngoài vườn để đón được ánh sáng tự nhiên. Nếu không thì sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng nhân tạo như đèn âm trần, đèn led, đèn chùm, đèn thả trần,… nhằm làm tăng nét thẩm mỹ cho không gian. Bạn nên tham khảo ý kiến của các kiến trúc sư trước khi lựa chọn đèn lắp đặt.
2.3 Lựa chọn đồ nội thất
Đồ nội thất của phòng sinh hoạt chung nên lựa chọn có kích thước vừa vặn so với tổng thể. Không nên chọn quá lớn và cũng không quá nhỏ, các món đồ cơ bản cần có như là kệ sách, bộ bàn ghế sofa, tủ tivi, thảm trải sàn,…
Những mảnh tường trống quanh phòng thì bạn có thể treo vài bức tranh hay bức ảnh chụp chung gia đình. Dưới sàn nhà bố trí thảm trải sàn đặt ở dưới bộ bàn ghế sofa để làm điểm nhấn cho không gian
2.4 Trần nhà phòng sinh hoạt chung
Trần nhà cũng cần được lưu ý khi lựa chọn chất liệu. Để tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu bạn nên chọn chất liệu thạch cao cấp kết hợp đèn treo gắn ở trung tâm, hoặc xung quanh là đèn âm trần với nền màu sáng tạo cảm giác hài hòa.
3. Một số mẫu nội thất phòng sinh hoạt chung đẹp
3.1 Phòng sinh hoạt chung ở tầng 2
Phòng sinh hoạt chung tầng 2 với các tấm kính lớn sẽ làm một điểm nhấn khiến không gian trở nên bắt mắt và thoáng đãng. Bạn có thể sử dụng thêm các rèm cửa 2 lớp chất liệu mỏng nhẹ để có thể tối ưu ánh sáng tự nhiên vào phòng hơn. Phòng được thiết kế với tone màu trắng chủ đạo, kết hợp bộ ghế sofa chất nhung ở giữa sẽ giúp căn phòng trở nên sang trọng rất nhiều.
3.2 Phòng sinh hoạt chung phong cách tân cổ điển
Nhà phong cách tân cổ điển có phòng sinh hoạt chung với thiết kế mở có thể giúp gia chủ nhìn xuống được tầng trệt ngay khu thông tầng. Trần phòng dùng thạch cao cấp có lắp đặt hệ thống đèn chiếu làm cho cả không gian trở nên sáng sủa. Ở giữa phòng là bộ thảm trải sàn mang đậm phong cách cổ điển làm điểm nhấn khiến phòng sinh hoạt chung vô cùng nổi bật. Bên cạnh đó, các đường nét được điêu khắc tỉ mỉ màu vàng óng kết hợp với nhau cũng làm cho không gian sang trọng và hoàn hảo.
3.3 Phòng sinh hoạt chung kết hợp phòng sách
Phòng sinh hoạt chung kết hợp làm phòng sách sẽ giúp cho cả gia đình vừa có thể vui chơi vừa có thể đọc sách giải trí. Với tủ sách để sát vách tường nhằm tiết kiệm diện tích cùng bộ bàn đọc để gần cửa sổ có lắp rèm che. Ở chính giữa căn phòng, bạn đặt ghế sofa đối diện kệ để tivi.
3.4 Phòng sinh hoạt chung chất liệu gỗ
Phòng sinh hoạt chung ở biệt thự với chất liệu gỗ công nghiệp hiện đang được khá nhiều gia chủ yêu thích. Chỉ với một bộ ghế sofa chữ L kết hợp bàn trà nhỏ cũng tạo nên một không gian ấm áp và hiện đại. Bạn có thể trang trí nội thất đơn giản bằng những món đồ thông minh đa chức năng giúp căn phòng trở nên tinh tế hơn rất nhiều.
3.5 Phòng sinh hoạt chung tại sân thượng
Một vị trí mới lạ để đặt phòng sinh hoạt chung là tại sân thượng. Ưu điểm của vị trí này là không gian sẽ rất rộng rãi và thoáng đãng, không bị gò bó bởi phòng khác xung quanh. Nếu gia chủ yêu thích sự mộc mạc thì hãy sử dụng bộ bàn ghế làm từ chất liệu gỗ tự nhiên kết hợp thêm một chút cây xanh xung quanh.
Hy vọng qua bài viết này, công ty thiết kế nội thất Bosshome đã giúp bạn biết thêm một số cách để tạo điểm nhấn cho không gian phòng sinh hoạt chung đẹp trở nên bắt mắt hơn. Hoặc bạn có thể liên hệ với Bosshome để chúng tôi hỗ trợ bạn thiết kế và trang trí nội thất cho phòng sinh hoạt chung hiện đại.