Top 10 công trình thiết kế mang phong cách INDOCHINE đẹp nhất

Phong cách Indochine mang một vẻ đẹp riêng biệt của nền văn hoá Á Đông kết hợp sự lãng mạn, sang trọng của kiến trúc phương Tây. Năm 1920 là thời kỳ phát triển hưng thịnh nhất của phong cách này. Nhưng ở thời hiện đại, nó cũng đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn. Bài viết này, Bosshome sẽ giới thiệu đến bạn top 10 công trình thiết kế mang phong cách nội thất indochine đẹp nhất. 

I- Phong cách Indochine sự kết hợp độc đáo của văn hoá Đông Tây

Phong cách Indochine chính là sự giao thoa hoà hợp giữa kiến trúc Tân Cổ Điển của Pháp với văn hoá của các nước Đông Dương. Ở mỗi quốc gia, Indochine sẽ mang một màu sắc riêng để giữa được nét đặc trưng, bản sắc văn hoá dân tộc của nước đó. 

Ở Việt Nam, phong cách này còn chịu sự ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa vì trước đó nước ta chịu ách đô hộ 1000 năm Bắc Thuộc. Chính những nét đẹp giản dị, mộc mạc, truyền thống của người Việt kết hợp với kiến trúc tân cổ của Pháp đã làm cảm hứng để những kiến trúc sư người Pháp khi giai đoạn đầu mới đến Việt Nam, thiết kế ra những công trình mang phong cách Indochine hấp dẫn đến vậy.

Nét đẹp của ​​sự giao thoa hoà hợp giữa kiến trúc Tân Cổ Điển của Pháp

Theo thời gian, phong cách Indochine đã phát triển không ngừng, cụ thể với 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Vào những thập niên 80, 90 của cuối thế kỷ 19 cho tới đầu thế kỷ 20. Người Pháp mang nguyên bản của phong cách thiết kế châu Âu để áp vào những nước Đông Dương. Các công trình trong giai đoạn này thường có phần phô trương, quyền quý, sang trọng dành cho giới quý tộc.

Giai đoạn 2: Đầu thế kỷ 20, thập niên 30, 40 của thế kỷ 20. Phong cách Indochine đã được thiết kế giản dị hơn, trú trọng vào giải pháp phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta. Những hoa văn trang trí mang những đường cong, họa tiết kỷ hà truyền thống của người Việt cũng bắt đầu được ưa chuộng.

Giai đoạn 3: Sau năm 1930, phong cách Đông Dương đã dần bắt kịp với sự phát triển của thế giới. Nghệ thuật trang trí cũng dần được đơn giản hoá và chất liệu thiết kế chủ yếu sử dụng bê tông, cốt thép. Những phong cách Indochine đã trở nên hiện đại hơn nhưng nó vẫn toát lên được những nét đẹp bản sắc văn hoá dân tộc.

Nhận thấy được những giá trị thẩm mỹ mà Indochine mang lại, con người đã đưa phong cách này trở nên gần gũi hơn với thời nay. Những căn hộ phong cách Indochine, bàn ghế phong cách Indochine, homestay phong cách Indochine, quán coffee phong cách Indochine đã được con người đưa vào trưng dụng, ưa chuộng và tìm kiếm nhiều hơn. 

Một số công trình Indochine từ thời xa xưa để lại như Nhà hát lớn, Dinh độc lập,…vẫn đang thu hút khách du lịch tới tham quan mỗi năm.

Nhà hát lớn – Hà Nội

II- Điều gì làm nên điểm khác biệt của phong cách Indochine?

Những nét đặc trưng riêng, giản dị, mộc mạc thanh cao sẽ là ấn tượng khó quên cho những ai đã từng được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thẩm mỹ của phong cách này. Vậy đâu là điều làm nên sự khác biệt rõ ràng nhất của Indochine so với những phong cách khác. Hãy tiếp tục cùng chúng tôi tìm hiểu:

1. Màu sắc của phong cách Indochine

Màu sắc thường sử dụng đó là vàng, vàng kem, trắng,… tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Những tông màu này toát lên sự nhẹ nhàng, ấm áp phù hợp với đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Bạn có thể thấy rõ nhất ở những công trình mang phong cách Indochine từ thời xa xưa đều sơn màu vàng nhẹ hoặc trắng.

Ưu điểm nổi bật của phong cách Indochine chính là nghệ thuật hối hợp màu sắc tinh tế. Màu nóng kết hợp màu lạnh, sáng kết hợp tối. Mỗi một sự kết hợp màu sắc được tính toán kỹ lưỡng để tăng hiệu ứng thẩm mỹ. Và hơn hết là cân bằng cảm xúc mang lại nguồn năng lượng tích cực cho chủ nhân.

Màu sắc đơn giản, hài hoà, gần gũi

2. Vật liệu thuần việt 

Chất liệu thường xuyên được sử dụng trong phong cách Đông Dương là gỗ, tre, mây. Đây là những chất liệu quen thuộc dùng để làm những vật dụng như chõng, vách ngăn, bình phong, mành,… Chúng có độ bền, dẻo và đây cũng là những biểu tượng truyền thống của Việt Nam.

Nói đến vật liệu thuần việt chúng ta cũng sẽ nói đến văn hóa độc đáo làng quê Việt. Những vật liệu gắn liền với người dân Việt được sản xuất thủ công tinh tế để làm sản phẩm nội thất hay sản phẩm deco trang trí. Việc sử dụng vật liệu truyền thống cũng là một cách để Indochine làm mới phong cách và giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống.

3. Hoạ tiết trang trí trong Indochine

Mặc dù ảnh hưởng khá nhiều từ nền văn hóa phương Tây nhưng những hoạ tiết mang bản sắc Việt vẫn được đưa vào để trang trí. Các họa tiết như hình chim hạc, trống đồng, kỷ hà, cây cỏ, hoa lá mang những nét tinh tế riêng của thời cha ông để lại. Ngày nay, chúng vẫn được treo, khắc họa trong không gian nội thất Indochine.

Những họa tiết trang trid mọc mạc giản dị nhưng chứa đựng nhiều câu chuyện và ý nghĩa sâu xa. Trong phong cách indochine những họa tiết hoa sen đào mai hay tùng cúc đều rất đỗi quen thuộc. Những mảng tường nhấn được sử dụng vẽ tranh, treo tranh sẽ là điểm thu hút của cả không gian. Mỗi họa tiết trang trí đều nhắn nhớ về nét đẹp của truyền thống văn hóa cha ông, để chúng ta thêm yêu, thêm tự hào.

Hoạ tiết trang trí quen thuộc

III- Top 10 công trình thiết kế mang phong cách Indochine đẹp

1. Dinh độc lập ở Hồ Chí Minh – Phong cách Indochine thời kỳ tiền thực dân Pháp 

Phong cách Indochine thời này chưa có sự cải biến rõ nét, phần lớn là người Pháp mang những kiến trúc phương Tây sang xây dựng để phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam. Thời kỳ này chưa có giá trị nhiều về kiến trúc và không chú trọng thẩm mỹ. 

Dinh độc lập ở Hồ Chí Minh

2. Khách sạn Metropole Hà Nội  – Phong cách Indochine với ảnh hưởng của thiết kế nội thất Tân cổ điển.

Tại thời kỳ Pháp thuộc, kiến trúc tân cổ điển ảnh hưởng lên phong cách Indochine  chủ yếu là những công trình công cộng. Thường là mái dốc lợp ngói Tây và trang trí sử dụng các thức cột, chi tiết La Mã, Phục Hưng. Khách sạn Metropole tôn được lên vẻ đẹp sang trọng, độc đáo giữa lòng thủ đô.

Khách sạn Metropole Hà Nội

3. Homestay Le Bleu Art Decor loft – Phong cách Indochine thời kỳ ảnh hưởng văn hóa Địa phương Pháp

Năm 1990 do người Pháp đến Việt Nam sinh sống nhiều nên kiến trúc thời kỳ này ảnh hưởng của văn hoá địa phương Pháp. Cụ thể là người ở miền Bắc Pháp và Paris. Các công trình thời gian này mang đậm nét hoài cổ đặc trưng. Có ghế sofa, lò sưởi ấm cúng, mang đậm phong cách của Phương Tây.

Homestay Le Bleu Art Decor loft mang phong cách địa phương Pháp tại Hà Nội

4. Hôtel des Arts Saigon – Phong cách Indochine với sự ảnh hưởng kiến trúc Art Decor

Năm 1920 -1930 phong cách Đông Dương không còn mang những nét xưa cũ mà bắt đầu thay đổi theo trào lưu của phong cách Art Deco nên mang nét giản dị, độc đáo. Sự kết hợp giữa Art Decor và Indochine khiến ta có một cảm giác ấm áp, gần gũi nhưng không kém phần sang trọng khi đến với Hôtel des Arts Saigon.

Hôtel des Arts Saigon

5. Kontum indochine café – Phong cách Indochine sử dụng tre trong kiến trúc và nội thất.

Sử dụng tre trong kiến trúc và nội thất chính là nét riêng biệt của Indochine tại Việt Nam so với các nước Đông Dương khác. Tre là biểu tượng của người Việt, được ưa chuộng từ thời xa xưa. Việc đưa tre vào làm chất liệu chủ đạo của Kontum indochine café chính là điểm khác mà thu hút những khách hàng thích không gian mới lạ, độc đáo.

Kontum indochine café được thiết kế chủ yếu bằng tre

6. L’Usine – Phong cách Indochine với gạch bông

L’Usine được thiết kế theo phong cách indochine với nền gạch bông làm điểm nhấn được khắc với hoạt tiết đẹp và duyên dáng. Điều này làm đã góp phần giúp không gian thêm phần mềm mại, trang nhã và tinh tế.

L’Usine – Đồng Khởi  với phong cách Indochine với gạch bông

7. The Hive Lounge – Phong cách Indochine với họa tiết kỷ hà

Hoạ tiết kỷ hà trong phong cách Indochine nổi bật với hoạ tiết mắc lưới, hoạ tiết vòng tròn và hoạ tiết hồi văn, mang kiểu dáng cổ đại, đặc sắc. Có thể thấy rằng, những họa tiết kỷ hà đã làm nổi bật lên không gian sang trọng của The Hive Lounge. 

The Hive Lounge – Hà Nội

8. AnNamstay – Phong cách Indochine với họa tiết tĩnh vật

Hoạ tiết tính vật rõ nét nhất mà bạn có thể thấy trong phong cách Indochine chính là hình tượng trái trâu và bát bửu. Trái trâu với 2 con rồng cách điệu ở 2 đầu góc mái. Bát bửu có khá nhiều tĩnh vật, bao gồm: Quả bầu, quạt, gươm, đàn, quyển sách, bút, cây sáo, phất trần. 

AnNamstay – Hà Nội

9. City Center & Good Security – Phong cách Indochine với họa tiết hình thú

Theo quan niệm của người Việt cổ, hình thú thường mang lại những điều tốt lành, may mắn. Những hình thú bạn có thể thấy như con hạc, dơi, cá, cọp, sư tử,… được trang trí ở những căn phòng của City Center & Good Security. Khi đến nơi đây bạn vừa có thể tận hưởng không gian mang phong cách giản dị, xưa cũ và ngắm nhìn những kiệt tác nghệ thuật dân gian từ thời cha ông để lại giữa lòng Hà Nội hiện đại, náo nhiệt.

City Center & Good Security – Hà Nội

10. JW Marriot Phú Quốc – Phong cách Indochine với những họa tiết cách tân hiện đại 

Khi nhắc đến Phú Quốc, bên cạnh những cảnh đẹp của đất trời, thiên nhiên thì không thể bỏ qua nơi nghỉ dưỡng sang trọng bậc nhất ​​JW Marriott – Một trong những khách sạn hàng đầu tại Việt Nam. Được thiết kế theo phong cách Indochine với những hoạ tiết cách tân, hiện đại. Từ phòng ngủ đến sảnh được sử dụng những đồ nội thất với hoa văn tinh tế, bày trí sang trọng. Có lẽ, khách sạn hạng sang này chính là thiên đường dành cho giới thượng lưu khi muốn nghỉ dưỡng. 

JW Marriot Phú Quốc với những hoạ tiết cách tân hiện đại

Phong cách Indochine không ngừng phát triển qua từng thời kỳ. Điều đó được làm rõ nhất qua 10 công trình thiết kế mang phong cách Indochine đẹp. Bạn có thể tham khảo và nếu như đang quan tâm đến phong cách này, Bosshome hân hạnh được giải đáp và tư vấn chi tiết nhất.

  • Email: bosshome.vn@gmail.com
  • Hotline: 0921233456

>> Xem ngay: Mẹo thiết kế nội thất chung cư cao cấp giá siêu bèo

Bài viết liên quan